Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về những bộ phận cơ bản của một chiếc loa. Một chiếc loa thông thường sẽ có 6 bộ phận chính, đối với một số mẫu loa đặc biệt hơn sẽ có thêm một số thành phần khác. Dưới đây là 6 bộ phận chính của một mẫu loa.
1.Driver
Driver hay theo thuật ngữ “ dân dã” của giới âm thanh là củ loa. Bộ phận này được ví như trái tim của chiếc loa. Nó là một trong những bộ phận quyết định lớn đến chất lượng âm thanh. Công việc chính của củ loa là tiếp nhận tín hiệu điện rồi chuyển thành sóng âm thanh. Thông thường một chiếc loa sẽ có từ 2 củ loa trở lên, trừ một số loa như loa sub sẽ chỉ có một củ loa. Củ loa sẽ được chia thành 4 loại và mỗi loại sẽ đảm nhận một dải tần khác nhau.
Loa tần số cao
Những củ loa này gọi là Tweeter, đảm nhận những âm thanh có tần số cao như: âm thanh các nhạc cụ, một số hiệu ứng như kính vỡ… Trong các củ loa thì củ loa này có kích thước nhỏ nhất và thường được làm từ các vật liệu như titanium, sợi tổng hợp, giấy….
Loa trung
Củ loa này gọi là mid, đảm nhận dải âm thanh ở tầm trung. Vật liệu để làm loại củ loa này chủ yếu là giấy hoặc gỗ…
Loa tần số thấp
Củ loa này còn có tên gọi là woofer, phụ trách dải tần số thấp. Củ loa này thường có kích thước lớn nhất trong các củ loa.
Loa toàn dải
Loại củ loa này sẽ đảm nhận tần số cao và cả tần số trung.
2.Lỗ thoát hơi
Để âm bass sâu và tốt hơn, nhà sản xuất thường trang bị thêm cho loa lỗ thoát hơi. Lỗ thoát hơi được làm theo nhiều kiểu dáng có thể là hình tròn hoặc nhỏ và dài. Vị trí của lỗ thoát hơi khá đa dạng, thông thường là được đặt ở phía sau hoặc ngay mặt trước của loa.
3.Thùng loa
Đây được coi là phần thân của loa, cũng như chiếc áo của mẫu loa đó. Thùng loa được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và thường được làm khá chắc chắn. Bên trong thùng loa sẽ chứa toàn bộ những linh kiện khác cũng như đa phần bộ phận của loa. Kết cấu bên trong thùng loa cũng khá quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ rung cũng như độ sạch của âm thanh. Tùy vào từng loại loa mà thùng loa sẽ có kích thước khác nhau, thông thường đối với những đôi loa đứng thì thùng loa sẽ có kích thước lớn hơn những loại loa còn lại.
4.Cọc loa
Đối với một số mẫu loa có giá thành thấp thì sẽ không có bộ phần này, do bên trong loa đã được tích hợp thêm cáp. Cọc loa có tác dụng giúp cho những liên kết, kết nối của loa có chất lượng tốt hơn, chính xác hơn.
5.Mạch phân tần
Bộ phận này đảm nhận chức năng phân tách các dải tần số khác nhau cho từng cụ loa.
6.Phụ kiện
Khi chọn một mẫu loa, ngoài quan tâm đến chính mẫu loa đó thì người dùng cần tìm hiểu về những phụ kiện đi kèm như chân đến, giá đỡ… Những phụ kiện này cũng giữ vai trò nhất định quyết định đến chất lượng âm thanh của loa. Ví dụ nếu như bạn chọn loại chân đế không chắc chắn hoặc có chiều cao không tương ứng với loa, âm thanh của loa cũng bị ảnh hưởng.
Tham khảo các dòng sản phẩm khác tại đây
Nguyễn Lan